Dịch cúm A bùng phát, nhận biết triệu chứng, cách phòng và chăm sóc người mắc cúm A

Dịch cúm A hiện nay đang tăng nhanh về số ca nhiễm và các ổ dịch được phát hiện. Điều này làm dấy lên lo ngại “dịch chồng dịch” tại miền Bắc khi Covid-19 vẫn âm ỉ lan truyền trong cộng đồng và bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu tăng.

Số ca mắc cúm A tăng cao đột biến

Ghi nhận tại một số bệnh viện cho thấy diễn biến của dịch cúm A có dấu hiệu gia tăng đột biến, số bệnh nhân đến khám, điều trị lên đến hàng chục, hàng trăm ca mỗi ngày, trong dó nhiều trường hợp có diễn tiến bệnh nặng.


Tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, 1/4 số lượng bệnh nhi đến khám được chuẩn đón mắc cúm A. Tại bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn thời điểm cao điểm, bệnh viện tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân cúm A mỗi ngày. Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận hơn 100 bệnh nhi mắc cúm A phải nhập viện theo dõi.

Thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ ngày 1.1 đến 18.7, Hà Nội đã ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm (nguồn số liệu được VN Express công bố mới đây).

Theo các chuyên gia y tế, dịch cúm A tăng cao giữa mùa hè là điều “bất thường”, bởi loại cúm này thường khởi phát và rầm rộ vào mùa đông xuân.

Nhận biết triệu chứng của cúm A

Trước tình hình dịch cúm diễn biến phức tạp, mọi người cần chú ý các triệu chứng cúm A của chính mình và người xung quanh để tránh lây nhiễm.

Các triệu chứng của cúm thường xuất hiện đột ngột với các dấu hiệu phổ biến như:

  • Ho khan, ho có đờm
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì
  • Đau họng, họng đỏ xung huyết
  • Sốt cao 38-40 độ, ớn lạnh
  • Cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể

Ho, sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, khó thở…. là những biểu hiện của cúm A

Cúm là căn bệnh tương đối phổ biến và lành tính. Với những người khỏe mạnh, sức đề kháng tốt bệnh có thể giảm và tự khỏi sau 5 ngày đến 2 tuần. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bệnh trở nặng gây biến chứng và nguy cơ tử vong, đặc ở trẻ nhỏ, người già và người lớn mắc bệnh mãn tính.

Các biến chứng có thể xảy ra như:

  • Biến chứng thành viêm phổi, viêm xoang do bội nhiễm, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
  • Phổi bị tổn thương, khó thở, phải thở gắng sức, suy hô hấp nguy cơ dẫn đến tử vong.
Những biểu hiện ban đầu của cúm A và Covid-19 khá giống nhau nên nhiều người rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, triệu chứng cúm A diễn tiến khá nhanh, chỉ một hai ngày khi nhiễm virus cúm người bệnh sẽ có biểu hiện ho, sốt cao, ớn lạnh. Còn với Covid-19, virus có thể ủ bệnh lâu hơn một tuần mới phát hiện, biểu hiện khác biệt là người bệnh thường mất vị giác.

Người bệnh khi có các triệu chứng kể trên nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chuẩn đoán chính xác, không tự ý mua và sử dụng kháng sinh, thuốc kháng virus khi không có chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp phòng và điều trị cúm A tại nhà

Cúm A có khả năng lây nhiễm cao thông qua đường hô hấp và các giọt bắn của nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia y tế trước tình hình dịch cúm bùng phát, để phòng, hạn chế lây nhiễm và chăm sóc phục hồi cho người mắc cúm A:

Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia y tế trước tình hình dịch cúm bùng phát, để phòng, hạn chế lây nhiễm và chăm sóc phục hồi cho người mắc cúm A:

Phòng và hạn chế lây nhiễm cúm A:

  • Đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người và tiếp xúc với người có dấu hiệu cúm.
  • Rửa tay thường xuyên, sát khuẩn tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với người, vật khác.
  • Giữ cho không gian phòng ở ở, trường học, nơi làm việc thoáng khí, sạch sẽ.
  • Người lớn, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vắc-xin cúm hằng năm.
  • Tăng đề kháng bằng cách cân bằng chế độ ngủ nghỉ khoa học, bổ sung dinh dưỡng, tập thể dục.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, thuốc lá, chất gây nghiện,... làm suy giảm sức đề kháng.

Chăm sóc bệnh nhân cúm A

Chăm sóc cho người mắc cúm A:

Khi trong gia đình có người nhiễm cúm A, cần chăm sóc và phục hồi sức khỏe cần chú ý những điều sau:
  • Cách ly bệnh nhân bị cúm với những người không bị mắc bệnh ít nhất 5 ngày.
  • Để người bệnh nghỉ ngơi thư giãn hoàn toàn, ở những không gian thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  • Uống thuốc hạ sốt, cảm cúm theo chỉ định của bác sĩ (như paracetamol, cảm xuyên hương…).
  • Rửa mũi, nhỏ mũi, sát khuẩn họng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý hằng ngày.
  • Xông hơi giải cảm: Bằng các lá thơm như lá ngải cứu, lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá sả…
  • Bổ sung thực phẩm: Các thực phẩm lỏng, nhuyễn, ấm, dễ tiêu hóa; các món ăn giải cảm như: cháo hành lá tía tô, nước sả gừng mật ong,...; các thực phẩm tăng sức đề kháng như: bưởi, quýt, cam, chanh, đu đủ, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay,...
  • Hạn chế đồ ăn lạnh, cứng, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, hạn chế nước ngọt, nước có ga.Nên uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi…).
Điều quan trọng khi chăm sóc người cúm A đảm bảo thực hiện cách ly, sát khuẩn để tránh lây nhiễm cho chính mình và sang người cùng chung sống trong gia đình. Đặc biệt với gia đình có người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm như người già, trẻ em, bà bầu, người có sức khỏe không ổn định.

Đến nay hầu hết trường hợp mắc cúm A có biểu hiện nhẹ, điều trị ngoại trú. Các trường hợp nhập viện thường là đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền, người già, sức đề kháng cơ thể kém. Dịch cúm A hiện nay đang trong giai đoạn bùng phát mạnh, và có thể còn tiếp tục tiếp diễn, vậy nên, người dân cũng cần hết sức chú ý để phòng ngừa bệnh cho bản thân và gia đình.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn