Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Ăn có ảnh hưởng gì?

Khoai tây khi để lâu hoặc không được bảo quản đúng cách dễ mọc mầm, không ít thông tin cho rằng, ăn khoai tây mọc mầm làm tăng khả năng bị ung thư. Vậy khoai tây mọc mầm có ăn được không? Và ăn có ảnh hưởng gì không?


Khoai tây mọc mầm ăn được không?

Khoai tây thuộc là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng để cung cấp tinh bột. Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn cũng có thể nướng, luộc ăn như nhiều loại củ khác.

Giải đáp cho thắc mắc khoai tây mọc mầm có ăn được không, chuyên gia cho biết, khi mọc mầm, lượng tinh bột trong khoai tây có khả năng chuyển đổi thành một số loại đường. Lượng đường này sẽ bị biến đổi thành alcaloit hay còn được gọi với các tên gọi khác là chaconine-alpha và solanine. Đây là những thành phần này không có lợi cho sức khỏe của con người.

Thêm một điều cần chú ý nữa đó là các alcaloit thường được tập trung tại mầm và phần vỏ có màu xanh lá trên củ khoai. Khi ăn phần vỏ xanh có chứa alcaloit làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.


Nếui ăn với lượng nhỏ bạn có thể gặp một số vấn đề ở đường tiêu hóa : nôn mửa, đau bụng hay tiêu chảy. Nếu ăn với lượng nhiều hơn các triệu chứng có thể trầm trọng hơn. Thậm chí có thể dẫn tới một số vấn để về thần kinh như mê sảng, đau đầu, sốc, tê liệt, hạ thân nhiệt, thở chậm,....

Tình trạng ngộ độc do khoai tây mọc mầm phụ thuộc vào hàm lượng alcaloit ăn phải. Triệu chứng ngộ độc thường kéo dài từ 1 tới 3 ngày, đã có những trường hợp nghiêm trọng phải nằm viện.

Bởi vậy, khoai tây mọc mầm “không nên ăn”. Nếu không may ăn phải bạn có nguy cơ bị ngộ độc hoặc độc tố tích tụ lâu dần gây hại cho sức khỏe.

Phòng tránh ngộ độc khoai tây mọc mầm

Như đã giải thích “khoai tây mọc mầm có ăn được không” ở phần trên. Bạn không nên sử dụng những củ khoai tây đã ở tình trạng mọc mầm. Tuy nhiên nếu ăn phải bạn cần làm gì để phòng tránh tình trạng ngộ độc khoai tây mọc mầm.

Để có thể loại bỏ và phòng tránh tình trạng khoai mọc mầm hãy sử dụng sớm sau khi mua và lưu trữ đúng cách để chúng không có điều kiện lên mầm. Bên cạnh đó cách chế biến khoai cũng góp phần ảnh hưởng tới nồng độ của chaconine-alpha và solanine.


Chiên, xào hay nấu khoai tây ở điều kiện nhiệt độ cao giúp phân hủy các chất độc hại nói trên, đảm bảo an toàn cho món ăn. Tuy vậy cách tốt nhất có lẽ vẫn là không nên sử dụng hoặc sử dụng khi chúng còn tươi mới.

Bảo quản khoai tây như thế nào để đảm bảo an toàn?

Điều kiện bảo quản là yếu tố quan trọng có thể hạn chế và ngăn chặn tình trạng khoai lên mầm. Nhờ đó bạn không cần phải băn khoăn với câu hỏi khoai tây mọc mầm có ăn được không. Chính vì thế hãy lưu ý những vấn đề trong việc bảo quản sản phẩm này dưới đây nhé.

Bảo quản củ khoai tây ở những địa điểm thoáng mát

Nghiên cứu đã chỉ ra bảo quản khoai tây trong điều kiện nhiệt độ từ 6 - 10 độ C sẽ giúp khoai tươi trong nhiều tháng, hạn chế không bị hư hỏng. Ngoài ra điều kiện không khí thoáng mát giúp trì hoãn việc khoai tây mọc mầm.

Bảo quản khoai tây ở nhiệt độ tốt giúp tăng thời hạn sử dụng. Đây cũng là cách để giữ được hàm lượng vitamin C có trong khoai lâu hơn (4 tháng). So với những củ khoai lưu trữ ở điều kiện nhiệt độ phòng ấm, có thể mất tới 20% lượng vitamin C sau 1 tháng.

Bảo quản khoai tây ở điều kiện tránh ánh sáng

Ánh sáng đèn huỳnh quang hoặc ánh sáng mặt trời có thể làm vỏ khoai tây hình thành các chất diệp lục đồng thời chuyển sang màu xanh. Chất diệp lục này là vô hại tuy nhiên dưới tác động của ánh nắng mặt trời khiến khoai sinh ra hàm lượng lớn các hóa chất độc hại solanin.

Solanin gây cảm giác nóng trong miệng, cổ họng với người nhạy cảm. Đặc biệt chúng có thể gây độc đối với người sử dụng hàm lượng cao. Biểu hiện thường gặp khi ngộ độc Solanin là tiêu chảy, nôn,...

Không nên bảo quản khoai tây trong tủ đông

Dù nhiệt độ thấp là điều kiện tốt để bảo quản khoai tây, tuy nhiên tủ lạnh hoặc đông lạnh lại không phải là phương pháp bảo quản tối ưu. Bởi nhiệt độ quá thấp sẽ gây tình trạng ngọt do lạnh khiến tinh bột chuyển hóa thành đường khử.

Lượng đường này có thể là nguyên nhân hình thành một số chất gây ra ung thư như acrylamit. Bên cạnh đó bạn cũng không nên bảo quản khoai tây chưa nấu chín trong tủ đông. Nguyên nhân bởi khoai tây sống chứa hàm lượng nước rất lớn. Khi bảo quản bằng tủ đông lượng nước sẽ nở ra tạo thành tinh thể làm phá vỡ cấu trúc tế bào, từ đó khiến khoai bị nhão, khó có thể sử dụng khi rã đông.

Hy vọng với những thông tin về vấn đề khoai tây mọc mầm có ăn được không Tramtrithuc.com cung cấp trong bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin thú vị. Hãy nhớ sử dụng những củ khoai tây tươi mới, đảm bảo chất lượng, không lên mầm hay thối rữa để đảm bảo sức khỏe nhé.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn