Huyết áp thấp là bao nhiêu? Bị huyết áp thấp phải làm sao?

Để biết chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu, chúng ta cần hiểu về các chỉ số huyết áp và căn bệnh huyết áp thấp. Việc này sẽ giúp bạn tự theo dõi huyết áp tại nhà và có cách phòng ngừa, cải thiện hiệu quả hơn.

Trong bài viết dưới đây Trạm Tri Thức sẽ chia sẻ về các quy chuẩn kiểm tra chỉ số huyết áp và cách để người bị huyết áp thấp ổn định trở lại và có cuộc sống vui vẻ.

Huyết áp thấp là bao nhiêu? 

Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg và gồm hai chỉ số trên và dưới. Chỉ số trên là áp suất trong lòng động mạch khi tim co bóp, còn chỉ số dưới là áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần đập.



Huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp giảm xuống dưới mức 90/60 mmHg, tức là huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Nếu chỉ số đo huyết áp dưới 90/60 mmHg, tình trạng huyết áp của bạn đang báo động và bạn nên nghỉ ngơi để huyết áp ổn định trở lại. 

Tuy nhiên, trong trường hợp sức khỏe không ổn định hoặc không thể tự cân bằng lại dù đã nghỉ ngơi hồi sức, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân sinh ra huyết áp thấp

Bệnh huyết áp thấp có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:


  • Do cơ địa và yếu tố di truyền của mỗi người hoặc môi trường sống ở vùng núi cao.
  • Mắc các bệnh về tim mạch và thận, suy giảm chức năng tim dẫn đến co bóp yếu.
  • Ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý dẫn đến cơ thể bị thiếu máu hoặc mất máu.
  • Cơ thể bị đọng huyết áp do làm việc quá sức, do nhiệt hoặc cảm nhiệt.
  • Cơ thể bị mất nước kéo dài do toát mồ hôi, tiêu chảy, uống không đủ nước.
  • Mắc các căn bệnh thần kinh khiến hệ thống thần kinh thực vật không tự điều chỉnh được, dẫn đến tụt huyết áp.
  • Mắc các bệnh lý như đái tháo đường (làm giảm lượng đường trong máu), suy giảm hoạt động tuyến giáp (nhược giáp), thiếu hụt hormone (để điều chỉnh hoạt động mạch máu).
  • Tác dụng phụ của thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc thuốc trị Parkinson có thể làm giảm huyết áp đột ngột.
  • Cuộc sống căng thẳng kéo dài, môi trường ô nhiễm, thiếu không khí, tình trạng thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng đều có thể gây ra bệnh huyết áp thấp.

Huyết áp thấp phải làm sao để cải thiện?

Hạ huyết áp, còn được gọi là huyết áp thấp, có thể gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, suy nhược và khiến người bệnh dễ mắc các bệnh khác. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng và dẫn đến sốc hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy, khi có dấu hiệu huyết áp thấp, việc phòng ngừa sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp cải thiện và ổn định huyết áp mà bạn có thể tham khảo.

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn uống khoa học và đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng, không chỉ với người huyết áp thấp mà với tất cả mọi người, vì nó cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể. Khi bị huyết áp thấp, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình những thực phẩm sau: nho khô, rễ cam thảo, nước chanh, hạnh nhân, gan heo, sữa, tôm, trứng, thịt nạc, các loại đậu, khoai lang, mồng tơi, rau dền, và lựu.




Bạn nên tránh ăn quá nhiều, bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường. Hãy nói không với những thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, rượu bia hay tắm quá khuya bởi điều này có thể dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, thậm chí gây sốc.

Đối với những người bị huyết áp thấp, nên bổ sung muối có chứa natri vào bữa ăn hàng ngày. Liều lượng nên có sự tư vấn của bác sĩ, tránh dùng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thận.

Duy trì lối sống lành mạnh

Lối sống của bạn cũng có tác động đáng kể đến huyết áp và sức khỏe tổng thể. Bạn nên thiết lập lối sống lành mạnh, tránh làm việc hoặc xem phim quá khuya, đồng thời đảm bảo ngủ đủ giấc. Huyết áp thấp nhất của con người thường vào khoảng thời gian từ 1-3 giờ sáng, vì vậy bạn nên đi ngủ sớm và tránh tắm quá khuya.

Thức khuya, tắm muộn là nguyên nhân khiến huyết áp tụt và dễ dẫn đến choáng. Thay vì thức khuya và dậy muộn, hãy cố gắng đi ngủ sớm và dậy sớm để có một ngày làm việc hiệu quả, cảm thấy khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống.

Luyện tập thể dục đều đặn

Hãy cố gắng dành 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, ổn định huyết áp, cơ thể dẻo dai hơn. Nó cũng giúp giải phóng căng thẳng và giảm căng thẳng.

Đối với những người bị huyết áp thấp, khi tập thể dục nên tránh các hoạt động thể lực quá sức và nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với bản thân. Nếu bạn vận động quá sức, cơ thể sẽ đổ mồ hôi quá nhiều, máu lưu thông không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.

Đo huyết áp thường xuyên



Nếu bạn có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc thần kinh, hãy chuẩn bị một chiếc máy đo huyết áp để theo dõi thường xuyên tại nhà. Việc đo huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe và có các phương pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Ngoài ra, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng. Dù bạn đã theo dõi huyết áp tại nhà nhưng nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và xử lý kịp thời. Nếu bạn mắc bệnh huyết áp, hãy khám định kỳ, tuân thủ các phương pháp điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng chữa giữa chừng để bệnh kéo dài và không khỏi.\

Biết cách lắng nghe cơ thể

Để cải thiện tình trạng sức khỏe, chúng ta cần biết lắng nghe cơ thể. Các bác sĩ có thể chuẩn đoán và đưa ra lời khuyên, nhưng việc lắng nghe và cảm nhận sự khác thường của cơ thể mới có thể giúp chúng ta hiểu rõ bản thân và tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Cuối cùng, nếu bạn bị tụt huyết áp đột ngột, nhanh chóng nằm xuống nghỉ ngơi và giơ hai chân lên để máu lên não. Hãy uống một cốc trà gừng, cà phê hoặc ăn một thanh kẹo sô cô la và đẩy các huyệt thái dương để tăng áp huyết lên. Các chỉ dẫn này cung cấp cho chúng ta kiến thức và hiểu biết về cách cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh huyết áp thấp.

Trên đây là chia sẻ của Tramtrithuc.com về vấn đề huyết áp thấp là bao nhiêu cũng như nguyên nhân và cách cải thiện, đề phòng bệnh huyết áp thấp. Hi vọng mọi người có thêm kiến thức và hiểu biết để cải thiện sức khỏe cho bản thân và người thân của mình. 

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn