Vì sao ngày 19/8 được chọn là ngày truyền thống của lực lượng CAND?

Ngày 19/8 là ngày gì? Tại sao ngày 19/8 được chọn là ngày truyền thống của lực lượng CAND? Hãy cùng Tramtrithuc.vn tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của ngày 19/8 nhé!

Ngày 19/8 là ngày gì?

Ngày 19/8 là ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam. Cũng là một ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng với dân tộc ta. 

Vào ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân, theo đó quy định: “Ngày 19 tháng 8 hàng năm là Ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.


Nghị định 111/2018 cũng quy định: Muốn được công nhận ngày truyền thống cần có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ và phải có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.

Ngược dòng quá khứ, vào ngày 19/8/1945 cũng là ngày đánh dấu mốc son lịch sử đáng nhớ của dân tộc Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới của đất nước. Cách mạng tháng 8 nổ ra, buổi sáng 19/8 toàn thể nhân dân tiến về Quảng trường Nhà hát Lớn mít tinh, biểu tình và cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở Hà Nội.

Tại sao lấy ngày 19/8 là ngày truyền thống của lực lượng CAND?

Nói đến lịch sử của ngày 19/8 ta phải kể về năm 1945 với trang sử hào hùng của quân dân Việt Nam ta trong cuộc Cách mạng tháng 8. Ngày 19/8/1945 chính là ngày cách mạng Tháng Tám thành công, mở đầu và chuẩn bị cho Ngày Quốc khánh trọng đại của nước Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, biến nước ta thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trước sự áp bức, bóc lột của 2 chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta khốn cùng, nhiều cuộc đấu tranh, phong trào khởi nghĩa liên tiếp nổ ra để đòi lại nền độc lập dân tộc.



Vào tháng 8 năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới đi đến hồi kết, cũng là lúc thời cơ của dân tộc ta đến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, quân dân ta đồng lòng nghe theo chỉ thị chờ ngày tiến công. Cụ thể, từ ngày 13/8 - 17/8, các cơ quan đầu não của Đảng liên tiếp họp và phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.

Sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, nhân dân đồng loạt kéo về Nhà hát lớn Hà Nội, thực hiện cuộc mít tinh, biểu tình lớn chưa từng có trong lịch sử với sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ. Đến cuối ngày, quân dân ta đã hoàn toàn làm chủ khu vực này. Thắng lợi ở Hà Nội đã trở thành động lực kéo theo sự bùng nổ và tiếp thêm sức mạnh cho các cuộc giải phóng ở những tỉnh thành khác.

Vào thời điểm đó, lực lượng vũ trang ở Bắc Bộ gọi là Sở Liêm phóng, ở Trung Bộ gọi là Sở trinh sát, ở Nam Bộ gọi là Quốc gia tự vệ cuộc, tuy vẫn chưa có tên gọi thống nhất nhưng đều có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Đó cũng là các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam.

Chính vì vậy, ngày 19/8 đã được chọn để trở thành Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngày lễ truyền thống của lực lượng CAND cũng như cột mốc lịch sử hào hùng đáng nhớ của dân tộc.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn