Tết Hàn Thực là gì? Sự tích và ý nghĩa Bánh Trôi, Bánh Chay

Tết Hàn Thực hay Tết Bánh Trôi, Bánh Chay diễn ra vào 3/3/ âm lịch là một ngày lễ thường lệ của Việt Nam và được lưu truyền từ Trung Quốc. Phong tục này có nguồn gốc từ câu chuyện giữa vua Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi, vào thời Xuân Thu của nước Tần.

Tết Hàn Thực là gì? 


Tết Hàn Thực, còn được gọi là Tết Bánh Trôi - Bánh Chay, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch của người Việt. Tuy nhiên, ngày Tết này là bắt nguồn gốc từ Trung Quốc và khi sang Việt Nam nó cũng có nhiều thay đổi về ý nghĩa và cách thức.

Theo giải nghĩa Hàn là lạnh, Thực là đồ ăn, "Hàn Thực" có nghĩa là "thức ăn lạnh". Dù bắt nguồn từ Trung Quốc, Tết Hàn Thực của người Việt vẫn mang một nét đặc trưng riêng. Ngày này hàng năm, người dân Việt Nam thường nặn bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên, với ý nghĩa tưởng nhớ công lao của tổ tiên và hướng về cội nguồn 

Tết Hàn Thực 2023, diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức thứ 7, ngày 22 tháng 4 dương lịch, là dịp để mọi người có cơ hội để cùng về và quây quần bên gia đình. 

Sự tích bánh trôi, bánh chay

Tết Hàn Thực và sự tích bánh trô, bánh chay gắn với điển tích về "Giới Tử Thôi chết cháy". 

Vào thời Xuân Thu, khi vua Tấn Văn Công của nước Tấn lưu vong giữa loạn lạc, ông đã được Giới Tử Thôi giúp đỡ để giành lại ngôi vị. Tuy nhiên, sau khi đoạt lại ngôi báu, khi phong thần cho những người có công, vua đã quên sự giúp đỡ của Giới Tử Thôi. 

Mặc dù vậy, Giới Tử Thôi không có oán hận, ông trở về đưa mẹ già vào trong núi ẩn cư. Sau một thời gian, khi vua nhớ ra, ông đã cho tìm kiếm Giới Tử Thôi nhưng ông đã từ chối lãnh thưởng. 

Vua đã hạ lệnh đốt rừng để ép ông phải ra mặt, nhưng điều này đã dẫn đến cái chết của cả hai mẹ con ông vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. 

Cái chết của ông khiến vua đau lòng và hối hận, vì vậy vua đã lập miếu thờ và hạ lệnh kiêng dùng lửa suốt ba ngày, chỉ ăn thức ăn nguội lạnh nấu sẵn để tưởng nhớ Giới Tử Thôi. 

Tết Hàn Thực trong phong tục của người Việt Nam có gì khác? 

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không thờ cúng Giới Tử Thôi hay kiêng lửa mà người Việt vẫn nấu nướng bình thường.

Trong lịch trình 24 tiết khí của nông lịch Việt, Thanh Minh thuộc một trong những ngày quan trọng được nhân dân coi trọng. Ngày này thường được xem như là ngày tảo mộ, bày tỏ tri ân đức cù lao tiên tổ và nhắc nhở các thế hệ con cháu biết gốc rễ, cội nguồn tại dòng họ, quê hương. 

Từ thời phong kiến triều Lý, người dân đã tiếp nhận Tết Hàn thực theo tiết nông lịch, nhưng vẫn giữ được truyền thống của một quốc gia nông nghiệp, giỏi nghề trồng lúa nước, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân. Do đó, người Việt gọi ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch là Tết bánh trôi - bánh chay, với hy vọng cầu mong mùa màng bội thu.

Bánh trôi, bánh chay cũng thể hiện văn hóa lúa nước, khi cả hai loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, kết quả của sự lao động vất vả, kết tinh của tinh hoa đất trời.

Ngoài ra, bánh trôi và bánh chay còn gợi nhớ đến truyền thuyết "Bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ". Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con đi theo mẹ lên núi. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Giá trị dinh dưỡng của bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi và bánh chay được coi là các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. 

Trong 100 gam gạo nếp chứa: 

  • 74.9g glucid
  • 8.6g protid
  • 1.5g lipid
  • 14g nước
  • 0.6g xeluloza
  • 0.8g tro
  • 32mg canxi
  • 98mg photpho
  • 1.2mg sắt 
  • Một số loại vitamin như B1, B2, PP. 

Theo y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm và giàu chất bột là một nguồn dưỡng chất chính trong khẩu phần bữa ăn của người Việt. Sự thiếu hụt chất bột có thể gây ra các triệu chứng như hạ đường huyết, mệt mỏi, tay chân bủn rủn, khó tập trung và cảm giác đói.

Tuy nhiên, mặc dù bánh trôi và bánh chay là món ăn truyền thống, nhưng một số nhóm người cần hạn chế hoặc tránh ăn chúng vào dịp Tết Hàn Thực, bao gồm:

  • Người bị đái tháo đường: Bởi vì nhân bánh trôi và bánh chay có chứa đường, do đó những người bị đái tháo đường nên hạn chế ăn món này để tránh tình trạng chỉ số đường trong máu vượt ngưỡng cao.
  • Người béo phì: Vì bánh trôi và bánh chay được làm hoàn toàn bằng bột gạo nên nó là một món ăn không phù hợp cho người béo phì hoặc thừa cân cần hạn chế tinh bột.
  • Người bị bệnh tim mạch hoặc dạ dày: Ăn quá nhiều bánh trôi có thể tăng gánh nặng cho việc lưu thông máu, gây mệt mỏi và thúc đẩy bài tiết acid dạ dày, khiến cho bệnh tim mạch và dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Bánh trôi và bánh chay chủ yếu được làm từ bột nếp, khi ăn nhiều có thể gây ra các triệu chứng như nóng trong cơ thể, đầy hơi và không phù hợp cho những người có

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn