Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ: Lợi và hại bạn nên biết trước khi dùng

Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát và lây lan nhanh trên địa bàn TP. Hà Nội. Kéo theo đó, mặt hàng thuốc dùng để trị bệnh cũng trở nên khan hiếm.


Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 29/9/2023, đã có hơn 10.000 trường hợp mắc đau mắt đỏ tại thành phố. Những ngày qua, nhiều người dân đổ xô mua thuốc về điều trị hoặc mua dự trữ dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ. Nhất là một số loại thuốc thuốc nhỏ mắt được bác sĩ kê đơn như Tobrex - một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn.

Đau mắt đỏ là gì? 

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng kết mạc, lớp màng trong suốt lót bề mặt bên trong mí mắt và lớp phủ bên ngoài mắt. Người bệnh có thể bị đau mắt đỏ ở một hoặc cả hai mắt do virus, vi khuẩn, chất gây dị ứng và nhiều nguyên nhân khác gây ra.

  • Đau mắt đỏ do virus: Đây là dạng đau mắt đỏ phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Đau mắt đỏ do virus thường do nhiễm Adenovirus, một loại virus có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bệnh.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường do nhiễm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae hoặc Staphylococcus aureus. Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường có biểu hiện nặng hơn đau mắt đỏ do virus, với các triệu chứng như mủ trong mắt, đau mắt dữ dội và sốt.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng: Đau mắt đỏ do dị ứng thường do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật hoặc bụi. Đau mắt đỏ do dị ứng thường có các triệu chứng như ngứa mắt, chảy nước mắt và đỏ mắt.

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ 

Có nhiều loại thuốc nhở mắt có thể được kê đơn và chỉ định sử dụng cho đau mắt đỏ, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến. 

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm:

  • Tobramycin: loại kháng sinh nhóm aminoglycoside. 
  • Moxifloxacin: loại kháng sinh nhóm fluoroquinolone
  • Levofloxacin: một loại kháng sinh nhóm fluoroquinolone
  • Tobrex: có thành phần chính là tobramycin, một loại kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside.

Thuốc nhỏ mắt corticosteroid


Thuốc nhỏ mắt corticosteroid có tác dụng giảm viêm và sưng tấy. Tuy nhiên, thuốc này không nên sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. 

Một số tác dụng phụ như: Kích ứng mắt, mờ mắt, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, Glaucoma tuyến lệ,... vì vậy cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Người bệnh không tự ý mua và dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc chống dị ứng

Thuốc chống dị ứng có tác dụng giảm viêm và sưng tấy, hoạt động tương tự như một chất kháng Histamin. Thuốc được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ do dị ứng. Cần có sự kê đơn và chỉ định từ bác sĩ:

Một số loại thuốc kháng Histamin có thể kể đến như: 

  • Naphazoline 0,05% giúp co mạch, giảm sung huyết.
  • TobraDex 5ml giảm tình trạng sưng, kích ứng, viêm đỏ và phù nề.
  • Optivar 15ml clàm giảm tạm thời cảm giác nóng, khó chịu do khô mắt.  

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn khỏi mắt. Nước muối sinh lý thường được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ do dị ứng hoặc do tiếp xúc với các chất kích thích.

Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo có tác dụng làm dịu và giữ ẩm cho mắt. Thuốc được sử dụng để điều trị đau mắt đỏ do khô mắt hoặc do tiếp xúc với các chất kích thích.

Cách lựa chọn thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ

Khi lựa chọn thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Loại đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ có thể do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Bạn cần lựa chọn loại thuốc nhỏ mắt phù hợp với nguyên nhân gây bệnh.
  • Triệu chứng: Bạn cần lựa chọn loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giảm các triệu chứng của đau mắt đỏ.
  • Liều lượng và thời gian sử dụng: Bạn cần sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ

Để sử dụng thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ đúng cách, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước
  • Ngồi hoặc đứng thẳng, nghiêng đầu sang một bên
  • Nhỏ một giọt thuốc vào góc mắt bên ngoài
  • Giữ mắt nhắm trong 30 giây
  • Lặp lại các bước trên với mắt còn lại
  • Nhỏ mắt đúng liều lượng chỉ định 

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ: 

  • Không sử dụng thuốc nhỏ mắt nếu đã hết hạn sử dụng
  • Không sử dụng thuốc nhỏ mắt nếu bị vỡ hoặc rò rỉ
  • Không chạm vào đầu ống nhỏ giọt của thuốc
  • Không sử dụng thuốc nhỏ mắt cho người khác
  • Đậy nắp thuốc sau khi sử dụng

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Các loại thuốc trị đau mắt đỏ dạng kháng sinh, kháng viêm, thuốc chứa corticosteroid có thể gây ra tác dụng phụ vì vậy bạn không nên tự ý mua và sử dụng mà cần đi khám bác sĩ để được kê đơn, hướng dẫn sử dụng đúng cách. 

Nếu sau 1 tuần sử dụng thuốc nhỏ mắt và các thuốc điều trị khác tình trạng đau mắt đỏ không thuyên giảm hoặc nặng hơn, bạn nên đi khám lại. 

Bạn cũng nên đi khám khi bị đau mắt đỏ kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, ngứa mắt dữ dội, mờ mắt, nhìn thấy ánh sáng chói. Bạn bị đau mắt đỏ sau khi tiếp xúc với người bị viêm kết mạc do herpes.


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn